Có thể nói, gạch bông cổ điển là loại gạch đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt. Thời bao cấp, bạn có thể bắt gặp mẫu gạch này ở bất cứ công trình khách sạn, bưu điện, bảo tàng,…nào mà người Pháp xây dựng nên. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, mẫu gạch bông cổ điển này có nguồn gốc từ đâu, được làm như thế nào mà nhiều người Việt lúc bấy giờ, thậm chí là hiện nay dành tình cảm yêu mến nhiều đến thế chưa? Hãy cùng Viet Huong Ceramics tìm hiểu Gạch bông cổ điển là gì? Top 20+ mẫu gạch bông cổ điển Việt Nam được ưa chuộng nhé!
Nội dung bài viết
Gạch bông cổ điển là gì?
Gạch bông cổ điển, hay còn được gọi là gạch xi măng, là loại gạch có nguồn gốc từ những năm 1850 và được sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống. Với lịch sử lâu đời và sự đa dạng trong thiết kế, gạch bông cổ điển không chỉ mang lại vẻ đẹp độc đáo mà còn gợi lên cảm giác hoài niệm và sang trọng.
Gạch bông cổ điển được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như xi măng, cát, bột đá và bột màu. Sự kết hợp này giúp gạch có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và màu sắc phong phú, bền bỉ theo thời gian.
Nguồn gốc gạch bông cổ điển
Vào khoảng năm 1850, tại Viviers – nơi quy tụ những nhà máy xi măng đầu tiên ở Pháp, các kỹ sư tài ba đã nghiên cứu và cho ra đời một sản phẩm được làm từ chính nguồn xi măng nổi tiếng tại đây. Đây là loại gạch được trang trí hoa văn tuyệt đẹp với đủ màu sắc, độ bền cao.
Gạch bông được nhiều người dùng biết đến và không lâu sau đó, hàng loạt công xưởng sản xuất loại gạch bông này mọc lên khắp nơi trên nước Pháp, từ những trung tâm kinh tế như Paris, Lyon đến thành phố cảng Marseille.
Theo một số ghi chép thì vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XIX, gạch bông lần đầu tiên xuất hiện ở Barcelona và đến năm 1886, người Tây Ban Nha đã du nhập loại gạch này khắp châu Mỹ Latinh – theo bước chân của những đoàn quân viễn chinh vương triều.
Cũng thời gian đó, người Ấn Độ hay người Ý cũng tự hào về sản phẩm gạch bông mang thương hiệu của quê hương mình. Nhưng dù ở quốc gia nào, gạch bông vẫn mang trên mình nét bình dị, đơn giản nhưng đa dạng về màu sắc.
Cuộc cách mạng gạch bông tại việt nam
Năm 1910, những chiếc máy làm gạch bông cổ điển đầu tiên được đưa vào Việt Nam bởi Brossard et Mopin – một công ty xây dựng lớn của Pháp với các dự án lớn như Ga Hàng Cỏ ở Hà Nội, hay chợ Bến Thành ở Sài Gòn.
Thời đó, thay vì sử dụng công nghệ nung thủ công thì người Pháp đã thành công với công nghệ ép thủy lực. Mỗi viên gạch bông cổ được chia làm ba lớp với bề mặt bằng xi măng, bột màu, bột đá cẩm thạch, pha trộn màu, cho vào khuôn rồi đưa vào máy ép.
Đến năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, xương gạch lúc bấy giờ được ông Trương Văn Qui mua lại và đặt tên là hãng gạch bông Thanh Danh.
Những năm 1960 đến 1975 ở miền Nam, gạch bông rất được ưa chuộng không chỉ ở các công trình lớn mà còn được sử dụng rộng rãi tại nhà dân, đặc biệt là các dinh thự.
Sau năm 1975, nhà nước quốc hữu hóa, Thanh Danh sáp nhập với Xí nghiệp Nam Hưng, Xí nghiệp Tân Á trở thành Xí nghiệp Quốc danh gạch bông Thanh Danh. Lúc này, xu hướng sử dụng gạch bông bắt đầu ra Bắc và cũng được người tiêu dùng đón nhận.
Quy trình sản xuất gạch bông cổ điển
Dù đã trải qua bao nhiêu năm nhưng đến nay, để cho ra đời những viên gạch truyền thống vẫn yêu cầu người thợ phải làm thủ công bằng tay. Nguyên liệu không thể thiếu của gạch bông chính là xi măng, bột cát tự nhiên, khuôn, bột màu và sự trợ giúp của chiếc máy ép.
Công đoạn để làm ra một viên gạch bông cổ đầu tiên chính là lựa chọn khuôn mẫu hoa văn. Khuôn mẫu này sẽ được đặt vào trong khuôn thép có kích thước của viên gạch.
Tiếp đến, một hỗn hợp lỏng gồm xi măng trắng, bột đá tự nhiên, bột màu được đổ bằng tay vào những khuôn riêng. Đây là công đoạn đổ màu, tạo hoa văn trên bề mặt viên gạch.
Sau khi khuôn lấy ra, bạn sẽ có được lớp đầu tiên của viên gạch. Một lớp mỏng hỗn hợp cát và xi măng được phủ lên trên lớp màu tạo thành lớp thứ 2 (lớp này sẽ làm lớp thứ nhất định hình tốt hơn).
Kế đó một lớp hỗn hợp cát và xi măng được đổ tiếp vào khuôn trước khi cho vào máy ép để đạt được độ dày mong muốn. Tất cả các lớp này sẽ được đưa vào máy ép thủy lực.
Nước của lớp thứ nhất sẽ thấm xuống các lớp nguyên liệu khô, tạo ra phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu ở các lớp gạch và làm viên gạch trở nên cứng hơn.
Sau khi hoàn thành các bước, gạch sẽ được đem ngâm trong nước để có được độ ẩm cần thiết rồi đem phơi khô trong một thời gian.
Cuối cùng, mỗi viên gạch sẽ được đánh bóng bề mặt để tạo độ sáng. Có thể nói, mỗi người thợ làm gạch là một người nghệ sĩ tài ba.
Top 20+ mẫu gạch bông cổ điển Việt Nam được ưa chuộng
Đến giữa những năm thập niên 90, trào lưu chuyển sang sử dụng gạch nung ceramic nở rộ lên khiến gạch bông cổ dần mất chỗ đứng. Thanh Danh và nhiều xí nghiệp sản xuất gạch bông khác giảm dần quy mô và số ít thì dừng hoạt động. Sản phẩm gạch bông dần bị thay thế. Nhưng những họa tiết hoa văn ấy chắc hẳn đã vẽ nên ký ức của nhiều thế hệ.
Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, gạch bông cổ điển lại trỗi dậy, được rất nhiều thế hệ trẻ chú ý. Bởi những họa tiết hoa văn ấy vẫn luôn mang một nét gì đó rất cổ điển, mộc mạc, gắn với tuổi thơ của nhiều người. Và theo nhiều vị khách hàng đánh giá, mẫu gạch bông cổ điển này càng dùng nó sẽ càng đẹp hơn với thời gian. Dưới đây là tổng hợp 20+ mẫu gạch bông cổ điển Việt Nam đến từ Viet Huong Ceramics được ưa chuộng nhất hiện nay:
Trên đây là tổng hợp thông tin về gạch bông cổ điển của Viet Huong Ceramics đã đúc kết lại được. Hy vọng bài viết này đã giúp ích được bạn hiểu gạch bông cổ điển là gì? Nguồn gốc và quy trình sản xuất gạch bông xưa này như thế nào. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn kỹ càng để chọn gạch bông cổ ngày xưa ốp tường, lát nền, đội ngũ Gốm Sứ Việt Hương luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.