Mosaic là một tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ việc tập hợp những mảnh ghép nhiều màu sắc từ kính, đá hoặc các vật liệu khác. Nếu bạn là một người yêu vẻ đẹp trừu tượng. Bạn muốn thoát ra khỏi những khuôn khổ bình thường của lối thiết kế cơ bản thì không thể bỏ qua phong cách Mosaic trong thiết kế nội thất nhà ở. Nhiều người có gu thẩm mỹ, đậm chất nghệ thuật đều rất ưa chuộng lối thiết kế này. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về trường phái kiến trúc khảm hiện đại. Hãy cùng Việt Hương Ceramics tìm hiểu Nghệ thuật Mosaic là gì? Và cách ứng dụng Mosaic vào trang trí nhà ở đẹp nhé!
MOSAIC LÀ GÌ?
Mosaic (hay có tên gọi việt hóa là “ghép mảnh” hoặc “khảm”) là một hình thức trang trí nghệ thuật – tạo ra hình ảnh từ tập hợp gồm những mảnh nhỏ. Nói cách khác, Mosaic sử dụng những mảnh nhỏ của vật liệu đặt lại với nhau để tạo thành một tổng thể thống nhất. Các mảnh nhỏ này được gọi là “vật thể khảm”, thường là các vật chất rắn, phẳng, phần lớn ở hình dạng vuông vức như: thủy tinh màu, đá, thạch, gương, kính...Chất lượng của nguyên liệu cùng kỹ thuật lắp ghép chính là điểm tạo nên giá trị đặc biệt. Đây cũng là tính chất nghệ thuật của Mosaic.
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MOSAIC
Nghệ thuật này đã có lịch sử trên 4.000 năm – từ thiên niên kỷ thứ III TCN, nghệ thuật Mosaic đã xuất hiện tại vùng của những cư dân Lưỡng Hà, với các mảnh ghép được làm từ chất liệu đá màu và ngà voi. Mãi đến khoảng 1.500 năm trước công nguyên, Mosaic gốm ra đời nhưng nó chỉ thật sự phát triển từ thời đế chế Ba Tư (thế kỷ thứ VIII – TCN). Giống với các loại vật liệu Mosaic khác, Mosaic gốm chủ yếu dùng trong trang trí tại các cung điện và đền thờ. Nghệ thuật Mosaic tiếp tục ghi dấu ấn ảnh hưởng sang các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. Khảm Mosaic nhanh chóng trở thành một kỹ thuật phổ biến trong nghệ thuật trang trí, cũng là một lựa chọn tất yếu trong trang trí nội thất thời trung cổ.
Ngày nay, Mosaic là một hình thức nghệ thuật thủ công phổ biến. Nó được ứng dụng nhiều trong nghệ thuật trang trí nội ngoại thất hay xây dựng những bức tranh hoành tráng tại các địa điểm công cộng, nó có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều trong kiến trúc, tranh ghép hiện đại…Mosaic có thể tìm thấy ở mọi nơi, từ băng ghế công viên, đường đi bộ, những bậc thang công cộng hoặc thậm chí là trên những vật nhỏ như gương cầm tay của các cô gái, vỏ hộp cushion đáng yêu, chậu hoa, đồ trang sức…
Đặc biệt với chất liệu gạch mosaic ceramic và porcelain chúng được ứng dụng nhiều hơn trong việc sử dụng trang trí tại các thiết kế nội, ngoại thất trong các công trình từ công trình gia đình đến các công trình lớn và chúng đang trở thành xu hướng trong trang trí kiến trúc hiện nay.
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẢM MOSAIC
Phương pháp trực tiếp: là phương pháp đặt (dán) các vật để khảm lên bề mặt hỗ trợ. Phương pháp này rất phù hợp với các bề mặt ba chiều và hạn chế chiều cao như chậu hoa, bình, lọ...hoặc các tác phẩm nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tốn kha khá thời gian và công sức của người nghệ sĩ bởi nếu để quá lâu, xi-măng hoặc chất kết dính sẽ khô lại và không dùng được nữa.
Phương pháp gián tiếp: thường được sử dụng cho các dự án rất lớn hoặc dành cho các vùng ghép cần hình dạng cụ thể. Ngoài ra, Mosaic trên băng ghế hoặc mặt bàn cũng thường được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp này vì nó sẽ cho kết quả bề mặt mượt mà hơn.
Phương pháp gián tiếp đôi: so với các phương pháp gián tiếp, đây là một kĩ thuật phức tạp đòi hỏi một kỹ năng tuyệt vời. Lợi thế lớn nhất của nó là tạo ra khả năng cho phép các nghệ sĩ trực tiếp kiểm soát thành quả cuối cùng, ví dụ như số mảnh ghép cần thiết.
NHỮNG THUẬT NGỮ VỀ KỸ THUẬT KHẢM MOSAIC
Các mảnh con dùng để ghép nên một tác phẩm Mosaic là “vật để khảm” (tessera – tesserae). Khoảng trống giữa vật để khảm sẽ được lấp bằng vữa hoặc kết dính gọi là “kẽ hở” (interstice). “Andamento” – có thể hiểu như “nhịp điệu” mô tả chuyển động và sự trôi chảy của các mảnh con trong một bức tranh Mosaic. Và cuối cùng, cách thức mà các mảnh nhỏ được cắt và sắp đặt sẽ cho ra một “tác phẩm” hoàn thiện (opus).
Từ cách gọi thuật ngữ như trên cùng các hình thức thể hiện khác biệt, nghệ thuật Mosaic chia ra các kĩ thuật phổ biến như sau:
- Opus regulatum: sử dụng một hệ thống lưới mà tất cả các vật để khảm (tesserae) gióng thẳng đồng thời theo chiều dọc và chiều ngang.
- Opus tessellatum: vật để khảm chỉ được sắp xếp theo một chiều dọc hoặc ngang nhất định (không phải cả hai chiều như Opus regulatum). Các vật để khảm trong kĩ thuật Opus tessellatum thường lớn hơn khoảng 4mm. Opus tessellatum là kĩ thuật thường thấy trong tranh khảm Hy Lạp và La Mã.
- Opus vermiculatum: là hình thức biểu cảm nhất của Mosaic. Các vật để khảm được đặt dọc theo các đường nét của hình ảnh và mô tả hình thức của nó. Opus vermiculatum nhấn mạnh vào thiết kế chính cùng các chi tiết gần trên tác phẩm, bằng cách sử dụng hiệu ứng “quầng hào quang” bao quanh đối tượng chính kết hợp với sự tương phản ánh sáng (màu sắc) cao độ. Vật để khảm thường là hình vuông. Đây là một trong những hình thức đòi hỏi khắt khe nhất và phức tạp nhất trong nghệ thuật Mosaic
- Opus musivum: vật để khảm nằm trên một hay nhiều đường chạy theo các cạnh của đối tượng chính tương tự như Opus vermiculatum nhưng không xếp xít nhau và trải hết ra toàn bộ nền.
- Opus palladianum: thay vì tạo thành các hàng, sắp xếp theo được hình dạng bất thường và không định ra mô hình sắp xếp cố định.
- Opus sectile: là một kỹ thuật phổ biến trong thế giới La Mã Cổ đại và Trung Cổ, thường được dát trên tường và sàn nhà. Vật để khảm được cắt thành các mảnh lớn đủ để gần như có thể định hình được hầu hết phần lớn bức tranh. Vật để khảm phổ biến là bằng đá cẩm thạch, ngọc trai, và thủy tinh.
- Opus classicum: kết hợp Opus vermiculatum với Opus regulatum hoặc Opus tessellatum. Vật để khảm đặt dọc theo các đường nét của hình ảnh tương phản trong nền được sắp xếp theo kiểu Opus tessellatum hoặc Opus regulatum. Kỹ thuật này tạo ra một hình ảnh sắc nét và rõ ràng.
- Opus circumactum: vật để khảm được đặt chéo theo hình bán nguyệt hoặc hình quạt.
- Micromosaic (Mosaic siêu nhỏ): là một hình thức đặc biệt của khảm mà sử dụng vật để khảm rất nhỏ bằng thuỷ tinh hoặc chất liệu men, tạo ra hình ảnh tượng trưng nhỏ như là biểu tượng Byzantine hoặc các đồ trang sức Renaissance.
ỨNG DỤNG MOSAIC VÀO TRANG TRÍ NHÀ Ở ĐẸP
– Hương Quỳnh –
Pingback: CÁC MẸO THIẾT KẾ CHO NGÔI NHÀ NHỎ TRỞ NÊN RỘNG RÃI HƠN