Lát nền nhà là một trong những công đoạn quan trọng giúp tạo nên tính bền vững cho ngôi nhà của bạn theo thời gian. Trước hết, để có một nền gạch hoàn hảo cần hai yếu tố sau: gạch lát nền đẹp, chất lượng và kỹ thuật thi công ốp lát chuẩn. Nếu kỹ thuật ốp lát không đảm bảo, nguy cơ nứt vỡ, phồng rộp chỉ sau một thời gian sử dụng là rất cao, đặc biệt với những khu vực thường xuyên chịu tác động từ môi trường khắc nghiệt. Vậy cần chú ý những gì khi thi công ốp lát gạch để bề mặt chuẩn đẹp. Cùng Việt Hương Ceramics tìm hiểu trong bài viết sau.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
Tham khảo gạch lát nền cao cấp, xu hướng mới 2022
Tại sao nên dùng gạch nhập khẩu để ốp lát nhà

Các bước thi công ốp gạch tường, lát nền nhà đúng kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu xây dựng
Để đảm bảo kỹ thuật ốp lát được chuẩn đẹp, nhân công cần kiểm tra đầy đủ các dụng cụ chuẩn bị cho quá trình thi công như bay ốp lát răng cưa, xô đánh vữa, búa cao su, ca đong, thước, vải sạch để vệ sinh, ke lát gạch,…
Gạch ốp lát sử dụng cho công trình cần được bảo quản theo chủng loại và màu sắc riêng để tránh nhầm lẫn trong quá trình thi công. Riêng đối với các dòng gạch ceramic cần ngâm trong nước sạch ít nhất 30 phút và để khô hoàn toàn trước khi thi công ốp gạch.
Bước 2: Kiểm tra nền, tường và vệ sinh bề mặt
Trước khi tiến hành thi công, cần kiểm tra lại toàn bộ khu vực cần ốp gạch và điều chỉnh nếu cần thiết. Bề mặt được đánh giá đạt chuẩn dựa trên các tiêu chí sau:
- Mặt nền phải đảm bảo phẳng, ổn định, độ chênh lệch không quá 3mm.
- Bề mặt ốp lát phải chắc chắn và được làm sạch hoàn toàn các tạp chất để đảm bảo độ bám dính khi tiến hành thi công.
Bước 3: Căn chỉnh lề tường ốp gạch
Đóng một thanh gỗ ngang thật thẳng để lấy cữ cho mép dưới của gạch. Dùng bút chì đánh dấu các đường mạch của gạch sao cho cân đối. Dùng thước li-vô để căn đường ngang và dùng dây dọi để căn đường dọc.
Bước 4: Trét vữa hay keo dán gạch lên tường.
Bước này khá quan trọng trong quy trình kỹ thuật ốp lát gạch. Tại bước này, bạn trát vữa lên tường theo từng mảng có chiều rộng khoảng tầm 0.5m2. Từ điểm xuất phát lan rộng ra, dùng lưỡi dao phết dán gạch có hình lượn sóng để tạo sóng lên vữa. Khi ốp viên đầu tiên, bạn đừng quên nhấn nhẹ viên gạch để vữa trào lên trong khe tường.
Bước 5: Tiến hành ốp gạch sử dụng ke ốp gạch
Ke ốp gạch hay còn gọi là ke mạch, thường dùng để định vị trí khoảng cách ron giữa 2 viên gạch gần nhau. Chúng thường có độ dày lá 1mm hoặc 1,5 mm. Ke ốp mạch có chiều dày bằng khoảng cách giữa hai viên gạch, vào góc rồi ốp những viên tiếp theo. Dùng thước thẳng để kiểm tra và điều chỉnh độ phẳng của từng viên gạch. Tiếp tục như thế cho đến khi ốp kín toàn bộ bức tường. Đây được xem là một trong những công đoạn quan trọng của kỹ thuật ốp lát.
Bước 6: Lau chùi, hoàn thiện tường gạch
Khi vữa chưa khô lắm thì tiến hành lau chùi vữa dán gạch bám trên bề mặt gạch hay mí ron gạch.
Khi vữa khô hoàn toàn thì tháo gỡ thanh gỗ. Ốp tiếp các viên gạch ở hàng dưới cùng. Nếu có những chỗ cần phải cắt gạch thì dùng dao cắt gạch để cắt gạch hay tập hợp hết lại rồi mang đi thuê thợ chuyên nghiệp để tránh bị vỡ, lãng phí gạch.



