Trong những năm gần đây, Phong cách Công nghiệp nổi lên như một hiện tượng, khá được lòng các thế hệ trẻ. Không khó để bạn có thể bắt gặp những quán càfe, nhà hàng sang trọng theo phong cách này. Thoạt nhìn vào phong cách Công nghiệp (Industrial Style) có vẻ khá cẩu thả, cứng nhắc; nhưng rồi bạn sẽ thấy nó có gì đó vô cùng cuốn hút, mạnh mẽ. Hãy cùng Việt Hương Ceramics tìm hiểu về Phong cách Công nghiệp – Sự thô ráp đầy thu hút trong thiết kế nội thất này nhé!

PHONG CÁCH CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL) LÀ GÌ?

Phong cách Công nghiệp (Industrial Style) ra đời trong hoàn cảnh cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu suy thoái vào những năm đầu thế kỷ 20, các nhà máy tại Tây Âu bị bỏ hoang do chuyển xưởng sản xuất sang nước thứ ba với chi phí thấp hơn. Trong hoàn cảnh ấy, ý tưởng xây dựng lại những tòa nhà này thành khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân được hình thành.

Các kiến trúc sư quyết định tái tạo lại các công trình hưng thịnh trước đó, họ tận dụng những gì có sẵn đồng thời đưa thêm các thiết bị phục vụ nhu cầu cuộc sống vào để tạo nên không gian hiện đại, tinh tế nhưng không kém phần độc đáo, phá cách. Qua đó, có thể nói phong cách thiết kế nội thất Công nghiệp chính là nói đến sự đơn giản, thô sơ và quay về những điều cơ bản. Nếu như những phong cách thiết kế khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô mộc thì phong cách Industrial lại khuyến khích điều đó, nó gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa và chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và cần thiết cho không gian sống.

ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL) LÀ GÌ?

Tường gạch thô

Như Việt Hương đã đề cập ở trên, phong cách Công nghiệp Industrial không đòi hỏi những chi tiết cầu kỳ, tinh xảo. Chúng phần lớn chú trọng đến cấu trúc nguyên bản như những bức tường trần, không tô xi măng, để lộ những viên gạch đỏ điểm thêm màu sắc cho nội thất.

Trần nhà hở với đường ống lộ thiên

Nói phong cách thiết kế Công nghiệp (Industrial) là thô ráp bởi sự “cẩu thả cố ý” này vẫn đầy thu hút. Cũng giống như tường gạch, trần nhà theo phong cách này cũng được để trần. Các cột bê tông, dầm thép cũng như các ống thông gió không chỉ có chức năng như thông thường, bị giấu đi; mà thay vào đó sẽ như một điểm nhấn của căn nhà. Trần tường và các cột bê tông thường được sơn màu đen, hoặc để nguyên bản màu xám xi măng để tạo chiều sâu, tăng thêm sự lôi cuốn cho không gian.

Màu sắc

Màu sắc trong phong cách Công nghiệp Industrial chuộng các tông trung tính, đậm như trắng, xám, navy, đen và gỗ nâu sậm…Nếu thấy các tông màu quá lạnh lẽo, bạn có thể thay đổi các sắc thái cho ấm lên một chút. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều nếu bạn không muốn làm mất đi vẻ đẹp vốn có của phong cách này.

Ánh sáng và cửa sổ bằng thép lớn

Ánh sáng là yếu tố cần thiết trong thiết kế nội thất phong cách Industrial. Bởi màu sắc chủ đạo của phong cách này chủ yếu là các tông màu đậm, tối. Vì vậy, tận dụng ánh sáng là rất quan trọng nếu không không gian nhà bạn sẽ khá tối. Bên cạnh việc sử dụng các bóng đèn sáng, thì phong cách này còn ứng dụng các cửa sổ to bằng thép. Không chỉ dùng để thoáng khí, trao đổi không khí giữa môi trường trong lành bên ngoài với môi trường ô nhiễm bên trong nhà máy; mà còn tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vào bên trong.

Pha trộn yếu tố hiện đại

Bạn có thể kết hợp yếu tố hiện đại và cổ điển cho không gian bằng cách sử dụng các loại đèn trang trí, ví dụ sử dụng đèn trần để làm nổi bật lên vẻ đẹp của căn hộ. Một bóng đèn đơn sáng hoặc một chuỗi bóng đèn Edison mờ cũng đủ thể hiện được sự tinh tế của chủ căn hộ.

NHỮNG MẪU NHÀ THEO PHONG CÁCH CÔNG NGHIỆP ĐẦY THU HÚT

– Hương Quỳnh –

One thought on “PHONG CÁCH CÔNG NGHIỆP (INDUSTRIAL) – SỰ THÔ RÁP ĐẦY THU HÚT TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT

  1. Pingback: TOP 21 PHONG CÁCH THIẾT KẾ NHÀ Ở ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0764449999
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon